Kinh tế - Xã hội Bình Tân (huyện)

Kinh tế và chuyển đổi kinh tế

Một trong những cánh đồng rộng lớn trồng khoai lang tím Nhật ở huyện.

Từ sau khi tách huyện, Bình Tân tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng,[16] nhất là các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề. Trong đó, cơ cấu trồng hoa màu chuyên canh, hoa màu kết hợp lúa, cây ăn quả có múi thay thế trồng lúa 3 vụ.[17] Ba loại cây trồng chủ lực[5][17][18] của huyện và cũng là của tỉnh Vĩnh Long là khoai lang, hành lá, cây ăn quả có múi.[17] Vật nuôi chủ lực là bò, heo, với khoảng 800 con bò, 5.000 con heo;[19] thủy sản chủ lực là cá tra[17] với 96 ao tổng diện tích 75 ha thuộc 24 cơ sở thủy sản.[19] Trong nhóm cây ăn quả có múi, loại phổ biến là mít Thái, mít ruột đỏ.[20] Ngoài vật nuôi chủ lực, huyện còn có số lượng 85.000 con gà và 106.000 con vịt.[19]

Năm 2020, tổng diện tích vườn gần 3.260 ha, tăng gần 472 ha so năm 2014; diện tích cây màu gần 23.930 ha, tăng gần 7.043 ha, trong khi đó diện tích trồng lúa còn gần 9.800 ha, giảm gần 1.371 ha theo chính sách chuyển đổi.[17] Các xã Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Thành, Thành Trung, Tân Hưng có diện tích lớn hoa màu.[19] Khoai lang, bắp, đậu mè, dưa hấu,...được trồng nhiều nhất, cụ thể ngoài 13.000 ha khoai lang, thì bắp, đậu mè có diện tích 240 ha, dưa hấu 910 ha, rau cải các loại 7.900 ha.[18]

Năm 2019, tổng sản lượng khoai lang, hành lá, và rau củ các loại là 668.000 tấn, tính chung giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của huyện đạt 3.485 tỷ đồng.[18]

Khoai lang Bình Tân

Cánh đồng trồng Hành ta ở huyện.

Bình Tân có các loại khoai lang nổi tiếng như bí đường, trắng giấy, trắng sữa, tím Nhật.[5] Với tổng diện tích trồng khoai lang là 13.000 ha,[5][21] chiếm gần 2/3 tổng diện tích của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long,[5] sản lượng ước đạt hơn 350.000 tấn,[21] huyện được mệnh danh là "vương quốc khoai lang".[4][5][6][7] Khoai lang tím Nhật là loại đặc sản, chiếm khoảng 90% diện tích trồng khoai,[21] chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc,[6] chiếm 90% sản lượng.[4] Khoai lang tím còn xuất khẩu sang nước khác như Campuchia, Thái Lan.[20]

Tính đến đầu năm 2021, huyện đã thực hiện các mô hình sản xuất khoai lang theo hướng VietGAP trên diện tích 271 ha; đồng thời, được chứng nhận 14,8 ha theo hướng GlobalGAP.[17] Khoai lang được Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam” vào tháng 8 năm 2013, tạo nên thương hiệu "khoai lang Bình Tân".[17]

Khó khăn

Ngoài ra, nhiều mô hình sản xuất đã đem lại thu nhập đáng kể cho dân nghèo, đặc biệt là mô hình 2 vụ màu - 1 vụ lúa, mô hình thủy sản, trồng màu trong mùa lũ. Riêng khoai lang có thời điểm đạt thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.[22] Tuy vậy, do tình hình đại dịch Covid-19, nên việc xuất khẩu nông sản, trong đó có khoai lang gặp nhiều khó khăn.[7][23][24] Khó khăn khác là tình trạng sạt lở dọc bờ sông thường xuyên diễn ra, năm 2020 có 11 điểm sạt lở, có nơi sạt lở vào sâu 4 m.[25]

Giao thông

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đi qua đang được xây dựng.[26][27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bình Tân (huyện) http://www.vnfav.com/home/Newsdetail.asp?iData=114... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thanh-lap-huyen-... http://gis.chinhphu.vn/?r=vsG8gKGxMUK09ApnRqmUrg http://baovinhlong.com.vn/kinh-te/202105/de-lam-gi... http://baovinhlong.com.vn/kinh-te/nong-nghiep/2021... http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/201809/chu-d... http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/nong-nghiep/... http://www.baovinhlong.com.vn/phong-su-anh/201711/... http://www.gso.gov.vn/phuong-phap-thong-ke/danh-mu...